3 khía cạnh quan trọng trong chiến lược cộng đồng
Kinh doanh - Cộng đồng - Chiến lược
Nếu bạn coi cộng đồng là một dự án đầu tư thực sự và trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược phát triển biz của bạn thì bạn phải chỉ ra được khả năng tác động của cộng đồng tới biz của mình.
Hầu như ai bắt đầu đầu tư dù là tiền bạc hay công sức vào cộng đồng đều tập trung rất nhiều vào việc lấy tương tác, số lượng thành viên làm thước đo thành công. Bao nhiêu người tham gia cộng đồng của tôi, số lượng bài đăng là bao nhiêu, comment thế nào, số người active và các chỉ số tương tác khác.
Sự tham gia của cộng đồng hay thành viên không thể lấy làm thước đo giá trị kinh doanh, nếu bạn muốn kinh doanh với việc xây dựng cộng đồng.
Cách mà cộng đồng ảnh hưởng tới lợi nhuận của bạn không liên quan tới chuyện nhiều hay ít thành viên và có bao nhiêu bài đăng hay họ tương tác với nhau tích cực hay không. Đó là lý do vì sao mình có thể kiếm đc 100,000,000đ đầu chỉ sau 3 tháng làm cộng đồng và con số 2000 thành viên từ năm 2019 (Cộng đồng Freelance Writer) hay chỉ với 700 thành viên năm 2023 (Cộng đồng Community Growth Lab). Đó là lý do vì sao mình có thể bán khoảng 3000 sản phẩm, sau 1 năm làm cộng đồng với chưa tới 10,000 thành viên. Thậm chí cộng đồng chỉ có 100 người mình cũng có thể có lợi nhuận từ nó được.
Trong thế giới kinh doanh, có những khoản đầu tư là cốt lõi cho hoạt động kinh doanh, nhưng cũng có những khoản đầu tư vì lợi ích nhưng không đóng góp trực tiếp và mô hình kinh doanh hoặc lợi nhuận ngay lập tức, nhưng chúng ta làm nó vì nó là điều đúng đắn. Và vì đôi khi nó ko thể đóng góp trực tiếp ngay vào luôn vào lợi nhuận nên ta gặp khó khăn trong việc sắp xếp nguồn lực.
Vì cộng đồng này chưa ra tiền ngay được nên hãy cứ làm cùng nhau, lấy công làm lãi nhé. Rồi làm được một thời gian là mọi người hết nhiệt, rời đi. Thiếu nguồn lực là một trong số các lý do lớn nhất khiến các cộng đồng thất bại ở khía cạnh kinh doanh (không bao gồm các cộng đồng từ thiện hoặc là hoạt động xã hội).
Sếp quan tâm tới làm cộng đồng nhưng xin rót tiền ra để làm thì lại không đầu tư mạnh vì nó có tác động vào kinh doanh được ngay đâu. Hoặc là nhóm vài người làm cùng nhau nhưng 6 tháng rồi vẫn chưa thấy có gì khởi sắc, chưa bán được sản phẩm nào thì chán nản quá hay thôi lo mà đi bán hàng kiếm sống ko làm cộng đồng nữa.
Tất nhiên ai cũng hiểu cộng đồng phát triển bản chất là để giúp đạt được các mục tiêu kinh doanh, tác động tới doanh thu hay tăng trưởng mà thôi. Nhưng đôi khi sự đầu tư và nguồn lực của chúng ta quá yếu ớt.
Khi sự tập trung và đầu tư không đủ, cộng đồng sẽ không có sự gắn bó và tin tưởng. Nhưng nếu chỉ mải mê làm cộng đồng mà quên đi các yếu tố về lợi ích thì cộng đồng cũng sẽ bị thiếu vốn, không nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Bởi vậy, một trong những yếu tố ngầm để quyết định sự thành công của cộng đồng đó là nó cân bằng được giữa: mục tiêu kinh doanh và đầu tư phát triển cộng đồng.
Và để cấu trúc, thì nó sẽ có 3 khía cạnh mà các bạn cần xem xét khi đo lường hiệu quả chiến lược cộng :
Khía cạnh về kinh doanh: cộng đồng sẽ thúc đẩy doanh thu như thế nào cho công ty?
Khía cạnh về cộng đồng: cộng đồng sẽ phát triển và trở nên lành mạnh, gắn bó hơn theo thời gian như thế nào
Khía cạnh về chiến thuật: những sáng kiến cụ thể và những cải tiến để xây dựng được một cộng đồng lành mạnh, gắn bó và đạt được kết quả kinh doanh
Ở mỗi Khía cạnh, ta có các mục tiêu và thước đo riêng để theo dõi thành công.
Ví dụ:
Mục tiêu của một cộng đồng về viết và học viết trong 1 năm được chia nhỏ như sau:
Khía cạnh về kinh doanh
Triển khai thử mô hình mentorship
Tổ chức 2 mùa mentorship, thúc đẩy doanh số bán chương trình
Phát triển đào tạo đội ngũ mentor
Xuất bản sách
Khía cạnh về cộng đồng
Phát triển thành viên tích cực, chọn thành viên năng nổ vào BQT
Tăng số người tương tác với các bài viết, chia sẻ bài tập theo định hướng 200 ngày
Tăng tỷ lệ thành viên mới tham gia
Khía cạnh về chiến thuật
Setup website, bản tin riêng cho cộng đồng
Tạo trải nghiệm thông qua việc cùng nhau viết sách
Khởi động Writing Summit
Bắt đầu nghiên cứu về nền tảng học online
Mỗi mục tiêu sẽ có thước đo đi kèm, và như vậy có thể theo dõi được thành công hoặc hiệu quả của cộng đồng.
Bạn có thể sẽ thấy là có những chiến thuật sẽ giúp thúc đẩy tương tác và sự lành mạnh của cộng đồng, một số thì lại tập trung vào thúc đẩy doanh thu thông qua các chương trình trong cộng đồng.
Tăng trưởng kinh doanh với phát triển cộng đồng không còn là xu hướng mới nổi, nó đã trở thành chiến lược buộc phải có của rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Nhưng để bắt đầu cộng đồng, mỗi bước chân có thể sẽ rất nhỏ, ngắn và chậm rãi. Quan trọng, nó cần chiến lược.
Chỉ có chiến lược và tầm nhìn, cùng với hành động mạnh mẽ cam kết mới giúp cộng đồng trở nên thu hút, chuyển đổi được khách hàng, giữ chân được khách hàng và đặc biệt là tạo ra các mối quan hệ lâu dài.
Thời đại và kỷ nguyên của cộng đồng đã tới!
Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ về phát triển cộng đồng như một chiến lược kinh doanh hữu ích, xin mời liên hệ với Community Growth Lab nhé!