Community-Led Growth: Tăng trưởng kinh doanh dựa vào cộng đồng
Tương lai của tiếp thị là đây!
Mô hình tăng trưởng dựa trên sản phẩm (Product-led growth)- mô hình kinh doanh dựa vào chính sản phẩm để thu hút, chuyển đổi và duy trì người dùng đã không còn đủ nữa. Tăng trưởng dựa vào cộng đồng (community-led growth) mới là tương lai của kinh doanh tiếp thị và là thứ phải diễn ra song song cùng với tăng trưởng dựa trên sản phẩm.
Tăng trưởng dựa vào cộng đồng là gì?
15 năm trước khi tham gia vào các hoạt động tiếp thị và truyền thông truyền thống, gần như các doanh nghiệp và tổ chức mình làm đều không đưa phát triển cộng đồng vào chiến lược của họ. Thay vì tập trung cho cộng đồng, các chiến lược này sẽ tập trung dẫn đầu về sản phẩm hoặc bán hàng.
Trước đây khái niệm “hữu xạ tự nhiên hương” có thể đúng trong một vài loại hình kinh doanh. Bạn có thể có sản phẩm và dịch vụ tốt nhất thế giới và người ta tự tìm đến bạn. Nhưng ở thời đại ngày nay, khi mà khách hàng có quá nhiều lựa chọn và vô số nền tảng để giao tiếp, việc ngồi chờ họ đến hay dễ dàng tìm thấy bạn thật sự không phải là “trận chiến” dễ dàng.
Đây là lúc tăng trưởng dựa vào cộng đồng xuất hiện và có thể hoạt động song song với tăng trưởng dựa vào sản phẩm, chứ không phải thay thế nó.
Trong mô hình tiếp thị tăng trưởng dựa vào cộng đồng, thương hiệu của cộng đồng là trung tâm của chiến lược. Các phương tiện mà bạn giao tiếp với độc giả/khách hàng trong một cộng đồng là chất xúc tác để xây dựng lòng tin, nhận phản hồi và cải thiện sản phẩm dịch vụ - sau đó là thu hút thêm nhiều thành viên trong cộng đồng chuyển đổi thành khách hàng hơn nữa.
Có nhiều loại cộng đồng khác nhau
Cộng đồng thương hiệu/sản phẩm: Loại cộng đồng này được thúc đẩy bởi sản phẩm của bạn. Đây là không gian nơi các thành viên chia sẻ mẹo, các mẹo hay về sản phẩm, báo cáo lỗi hoặc yêu cầu hỗ trợ. Họ sử dụng không gian này để duy trì kết nối với thương hiệu của bạn nhưng cũng hỗ trợ lẫn nhau trong việc trả lời và trả lời các câu hỏi của người khác, gửi ý tưởng sản phẩm hoặc sử dụng nó như một nơi để phàn nàn.
Cộng đồng thực hành (tri thức/ học tập): Thay vì tập hợp xung quanh một sản phẩm cụ thể, cộng đồng này được tạo thành từ những người có chung sở thích hoặc mục tiêu học tập trong một lĩnh vực cụ thể. Thay vì bị ràng buộc với một sản phẩm cụ thể, nền tảng cộng đồng này đóng vai trò như một nguồn lực trong thị trường ngách và sau đó người quản lý có thể bán các SPDV của mình cho thành viên.
A Freelance Doer và On Writing Daily là 2 cộng đồng mình đã xây dựng đặc trưng cho loại cộng đồng thực hành.
Cộng đồng vui chơi: Những thành viên cộng đồng này là những người hâm mộ trò chơi, thể thao, nghệ thuật, v.v. Tương tự như cộng đồng thực hành, các cộng đồng chơi nhìn vào cộng đồng của họ để gắn kết với các sở thích thích hợp và có thể không chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất mà là một thể loại sản phẩm như trò chơi điện tử , du lịch hoặc thời trang.
Ngoài ra, cũng có các cộng đồng khác nữa như:
Cộng đồng chuyên gia/tư vấn: Nơi đây tập hợp các chuyên gia, những người có chuyên môn cao và khả năng tư vấn trong một lĩnh vực nào đó cụ thể. Mình vốn định ấp ủ một cộng đồng chuyên gia về tâm lý - dinh dưỡng cho trẻ và làm cha mẹ nhưng chưa thực hiện được.
Cộng đồng sự kiện: Nơi tập hợp hoặc tổ chức các sự kiện liên quan tới một lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn như Ted Talk hoặc ngay cả A Freelance Doer cũng có một chút kết hợp với dạng thức cộng đồng này.
Những cộng đồng này có điểm gì chung? Điểm chung là những cá nhân đến với cộng đồng vì lợi ích, mong muốn và nhu cầu chung. Bạn có thể bắt đầu với một loại hình cộng đồng nhất định, nhưng cũng hoàn toàn có thể kết hợp các loại hình cộng đồng với nhau một cách linh hoạt. Sự kết hợp đó sẽ tạo ra bản sắc, cấu trúc riêng của cộng đồng mà bạn gây dựng nên.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, hãy cố gắng trả lời những câu hỏi:
Tại sao những người này lại đến với nhau?
Họ cần gì hơn thế?
Sự thay đổi mà họ mong muốn là gì?
Vấn để mà chỉ họ mới có thể giải quyết cùng nhau là gì?
Khi bạn có thể trả lời những câu hỏi này, bạn đã sẵn sàng tìm thấy cộng đồng của mình, tương tác với họ, đồng thời tạo ra khả năng duy trì và thúc đẩy thành viên tiếp tục tham gia thay vì rời bỏ cộng đồng.
Vậy tăng trưởng dựa vào cộng đồng sẽ giúp cho kinh doanh và tiếp thị như thế nào?
Giúp nhiều chứ.
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.