EQ trong từng dòng phản hồi: Nghệ thuật bình luận mà mỗi Quản trị viên cần luyện tập
Kỹ năng cần kíp đối với bất kỳ ai làm cộng đồng
Bình luận, nghĩ là đơn giản nhưng không hề đơn giản. Một kỹ năng cần kíp đối với bất kỳ ai làm cộng đồng.
Khi nhắc đến vai trò của người quản trị cộng đồng, chúng ta thường nghĩ đến các hoạt động như quản lý thành viên, xây dựng nội dung, thiết kế hoạt động... Nhưng có một kỹ năng tưởng chừng đơn giản, lại ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa và chất lượng tương tác trong cộng đồng, đó là việc bình luận.
Bình luận không chỉ là phản hồi. Đó là hình thức giao tiếp công khai giữa người điều hành và thành viên, là cơ hội dẫn dắt dòng chảy thảo luận, và quan trọng nhất là nuôi dưỡng cảm giác được nhìn thấy, được lắng nghe và thuộc về của từng thành viên trong cộng đồng.
Đó là lý do ngay khi thiết kế nội dung cho lớp Học cộng đồng từ vỡ lòng hay các lớp chuyên sâu về nội dung và hoạt động cộng đồng, mình đều dành riêng thời gian để đào tạo về kỹ năng bình luận với các học viên.
Để làm được điều này, EQ (trí tuệ cảm xúc) và năng lực nắm bắt tâm lý nhóm là nền tảng. Không phải ai cũng có thể bình luận duyên dáng, phù hợp và chạm được cảm xúc thành viên. Nhưng người có khả năng điều tiết cảm xúc, biết đọc bối cảnh và phản ứng đúng lúc sẽ luôn tạo được những kết nối mạnh mẽ và thúc đẩy người khác chủ động lên tiếng.
Bình luận là một công cụ ứng dụng tâm lý học. Một người vận hành cộng đồng giỏi sẽ không xem bình luận là nhiệm vụ “cho xong”. Họ xem đó là công cụ để:
* Củng cố hành vi tích cực.
* Hợp thức hóa cảm xúc.
* Mở rộng cuộc đối thoại.
* Điều hướng một cách tinh tế, không làm ai bị tổn thương.
Mỗi bình luận, nếu được viết đúng cách, có thể tạo ra hiệu ứng domino tích cực, không chỉ với người đăng bài, mà còn với những người đang âm thầm quan sát.
Tâm lý học hành vi đã chỉ ra: những phản hồi công khai có sức nặng trong việc hình thành chuẩn mực. Và trong cộng đồng, người thiết lập chuẩn đó chính là admin và moderator.
Ba chức năng lõi của một bình luận từ người quản trị cộng đồng chuyên nghiệp
1. Phản hồi để công nhận ~ không ai muốn cảm thấy mình đang nói chuyện với bức tường
Khi một thành viên chia sẻ bài viết, họ không chỉ tìm câu trả lời. Họ tìm một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của họ có giá trị. Một lời cảm ơn, một câu hỏi gợi mở, một phản hồi tinh tế đều giúp củng cố trải nghiệm đó.
Ở tầng sâu, đây là cách chúng ta kích hoạt cảm giác được nhìn nhận, thứ có thể khiến một người ngại ngùng trở thành người đóng góp tích cực hơn bao giờ hết.
Ví dụ: Ảnh là chia sẻ từ thành viên tham gia thử thách trong The Expert Econmy - Cộng đồng chuyên gia kinh doanh tri thức
2. Điều hướng nhưng không phán xét ~ khi phản hồi trở thành nghệ thuật giữ gìn nhịp điệu
Không phải bài viết hay bình luận nào cũng đúng hướng. Nhưng cách bạn can thiệp sẽ quyết định không khí còn lại của cả chuỗi thảo luận. Một người điều hành tinh tế sẽ không “sửa sai” một cách thẳng thừng, mà biết cách gợi mở để giữ sự tôn trọng lẫn nhau.
Thay vì "Bạn hiểu sai rồi", một cách diễn đạt có EQ hơn là: "Có thể nếu nhìn ở góc độ khác, ta sẽ thấy câu chuyện này mở ra thêm một hướng mới đáng suy ngẫm"
Người viết sẽ không bị tổn thương, còn người đọc sẽ học được cách thảo luận sâu sắc hơn.
3. Dẫn dắt bằng câu hỏi vì cộng đồng phát triển nhờ người biết khơi gợi và duy trì trò chuyện
Một bình luận hiệu quả kéo dài cuộc thảo luận. Nó tạo cơ hội để người khác tham gia. Đặt câu hỏi đúng lúc, đúng tông, đúng người là kỹ năng quan trọng mà admin và moderator nên luyện tập.
Ví dụ:
"Nếu bạn là người đang trong hoàn cảnh tương tự, bạn sẽ làm gì?"
"Ai từng trải qua điều này, chia sẻ thêm góc nhìn nhé?"
"Câu chuyện này có khiến bạn liên tưởng đến điều gì khác không?"
QTV đặt câu hỏi không phải để kiểm tra kiến thức, mà để mở rộng suy nghĩ của tập thể.
Làm sao để bình luận tinh tế và duyên dáng hơn?
5 chiến thuật bình luận từ kinh nghiệm thực chiến
#1. Can thiệp đúng thời điểm: không sớm quá, cũng không quá muộn
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.