Hướng dẫn xây dựng Chiến lược cộng đồng năm 2023
"Kiềng ba chân" trong chiến lược cộng đồng và các bước xây dựng cơ bản
Vì cộng đồng là khái niệm đã quá quen thuộc, và mỗi chúng ta đều vô tình hay hữu ý thuộc về một cộng đồng nào đó, nên rất nhiều cộng đồng đã ra đời mà không hề có chiến lược.
Chiến lược cộng đồng là gì và tại sao cộng đồng lại cần chiến lược?
Xây dựng một cảm giác thật sự về cộng đồng cho khách hàng, hay bất kỳ loại thành viên nào khác mà bạn muốn nhắm tới trong kinh doanh, đều sẽ mở ra những cơ hội và hành động vô cùng lớn giúp tăng trưởng kinh doanh. Cộng đồng thậm chí có thể tạo ra những tuyến sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới. Nó cũng là thứ duy nhất mà các đối thủ cạnh tranh không thể copy từ bạn, chưa kể việc vận hành nó là một nghệ thuật và đầy tính nhân văn.
Nhưng những điều này có ý nghĩa thế nào với bạn và hoạt động kinh doanh của bạn trong thực tế? Chiến lược cộng đồng trông nó như thế nào?
Chiến lược cộng đồng là một kế hoạch chi tiết, có tính dài hạn, có tầm nhìn để thiết kế các hoạt động hỗ trợ và phát triển cộng đồng một cách lành mạnh, bền vững. Đặc biệt là lên chiến lược cộng đồng để bạn có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
Chiến lược cộng đồng là điều cần thiết vì:
Bạn phải chọn một chiến thuật để phát triển, kể cả khi nó là chiến thuật chưa đúng nhưng nó vẫn cho phép bạn đo lường những gì hiệu quả và những gì không.
Nó giúp bạn chủ động ưu tiên cho những thứ cần thiết và loại bỏ những thứ không cần thiết kể cả khi nó là những ý tưởng hay.
Nó đảm bảo mọi hoạt động được phù hợp với mục tiêu của kinh doanh và mục tiêu của chính cộng đồng.
“Kiềng ba chân” trong chiến lược cộng đồng
Nếu bạn muốn cộng đồng trở thành một trong những phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và đầu tư, bạn cần đo lường và đánh giá được sự ảnh hưởng của cộng đồng với hoạt động kinh doanh của bạn.
Hầu hết các doanh nghiệp khi đầu tư vào cộng đồng lần đầu sẽ tập trung vào việc tương tác, coi tương tác là một thước đo của sự thành công. Họ coi việc có bao nhiêu người tham gia vào cộng đồng, số lượng bài viết, số lượng bình luận, số lượng tham gia các sự kiện hay các chỉ số tương tác khác là yếu tố tiên quyết việc cộng đồng này có hiệu quả hay không.
Bản thân sự tương tác trong cộng đồng không phải là thước đo của kinh doanh. Nó chẳng thể đủ để nói rằng cộng đồng của bạn đang tác động thế nào. Trong thế giới kinh doanh, có những loại hình đầu tư là cốt lõi của mô hình kinh doanh và có những loại đầu tư mặc dù rất tốt nhưng không tạo ra giá trị hay lợi ích vật chất trực tiếp tới mô hình kinh doanh. Nhưng nó là thứ đúng đắn cần phải làm. Cộng đồng là một trong số những hình thức đầu tư như thế.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là người làm kinh doanh họ không hiểu tầm quan trọng của cộng đồng. Mà vấn đề là hiện tại, ngay cả trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, còn quá thiếu nguồn lực, tài nguyên chuyên môn để có thể thành công trong việc xây dựng cộng đồng theo định hướng kinh doanh. 10/10 khách hàng của CGL đã lựa chọn việc “Không có nguồn lực” là lý do đầu tiên và lớn nhất khiến các chương trình cộng đồng phục vụ kinh doanh thất bại. “Không có tương tác” là các lựa chọn đứng sau cùng các lựa chọn về “không có nguồn lực”, “không hiểu bản chất”, “không có chiến lược” và “không biết cách đo lường”.
Rất nhiều người quan tâm tới xây dựng cộng đồng lành mạnh và mang tới cảm giác thân thuộc gắn bó giữa thành viên, khách hàng. Nhưng họ lại không dành nguồn lực để đầu tư cho cộng đồng nếu như họ không nhìn thấy hoặc nắm chắc những con số thể hiện sự tác động của cộng đồng về mặt kinh doanh. Khi gặp khó khăn, doanh nghiệp phải kiếm được nhiều tiền hơn mức chi tiêu để tồn tại. Mỗi CEO hay người lãnh đạo liên tục phải đưa ra quyết định về việc tiêu tiền vào đâu và cắt giảm những gì. Họ phải cân nhắc và ra quyết định bởi vì đầu tư vào những thứ không đóng gói thành công tài chính cho doanh nghiệp có thể làm tăng rủi ro dẫn tới thất bại.
Vậy nên, khi phải lựa chọn giữa đầu tư thứ gì đó chỉ đơn giản là “vì lợi ích cộng đồng” với thứ giúp doanh nghiệp tồn tại, thì sự sống của doanh nghiệp sẽ là ưu tiên hàng đầu. Bạn không thể xây cộng đồng và tạo ra những điều tốt đẹp cho thế giới khi mà bạn không thể sống hay tồn tại.
Điều đó không có nghĩa mình nói rằng đo lường sức khỏe và sự tương tác trong cộng đồng là không quan trọng. Chìa khóa ở đây là xem xét sự tương tác cộng đồng có phục vụ cho mục tiêu kinh doanh để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng hay không. Cả hai đều quan trọng. Kinh doanh mà không tập trung vào tính authentic thì kết quả của tương tác và niềm tin trong cộng đồng cũng thấp. Mục tiêu tương tác cộng đồng mà không tập trung vào mục tiêu kinh doanh thì cũng chẳng khác nào muối bỏ bể.
Sau nhiều năm nghiên cứu và tự xây dựng một số cộng đồng khác nhau, đây là những gì mà mình đúc kết được trong việc cấu trúc và đo lượng chiến lược cộng đồng. Chiếc “kiềng ba chân” trong chiến lược cộng đồng sẽ bao gồm:
“Chân” kinh doanh: chương trình cộng đồng sẽ tác động như thế nào tới lợi nhuận của bạn?
“Chân” cộng đồng: cộng đồng sẽ lớn mạnh và trở nên lành mạnh, kết nối ra sao?
“Chân” chiến thuật: những sáng kiến cụ thể và những cải tiến mà bạn thực hiện để xây dựng một cộng đồng lành mạnh, gắn kết đồng thời đạt được kết quả kinh doanh là gì?
Ở mỗi khía cạnh này, chúng ta sẽ có các mục tiêu và thước đo riêng biệt để theo dõi hiệu quả. Nhìn chung thì bằng phân tích, khảo sát, phỏng vấn ở từng cấp độ, bạn sẽ dần khám phá ra những điều dẫn dắt mình đến với một cộng đồng lành mạnh và gắn kết, hiệu quả về mặt kinh doanh. Thiếu đi một trong 3, bạn khó có thể xây dựng được một cộng đồng hiệu quả về kinh doanh và lành mạnh với các thành viên.
Hãy lấy một ví dụ về cộng đồng A Freelance Doer, chuyên dành cho những người làm Freelancer mà mình đã tư vấn và đồng hành. Đây là mục tiêu được thực hiện trong năm 2022:
Khía cạnh kinh doanh
Bán được vé cho các sự kiện trực tuyến
Phát triển và bán được chương trình membership, các chương trình đào tạo
Mang tới những khách hàng tiềm năng mới và bán chéo được một số sản phẩm liên kết
Khách hàng quay trở lại mua và tương tác trong cộng đồng, chia sẻ tiếp về cộng đồng
Khía cạnh cộng đồng
Tăng trưởng các thành viên năng nổ trong cộng đồng
Số lượng tham gia các hoạt động tương tác, đặc biệt là các thử thách rất đông đảo (dao động từ 15-20% trên tổng số thành viên)
Số lượng người đọc website, subscribe bản tin tăng trưởng đều đặn
Khía cạnh chiến thuật
Nâng cấp bản tin về mặt thiết kế để có nhiều tương tác hơn và tạo ra nhiều gắn kết hơn với cộng đồng
Mang đến cơ hội được giới thiệu sản phẩm dịch vụ và tạo ra thu nhập cho thành viên nhờ chọn lọc và bán digital products cho họ
Thay đổi cách thức triển khai và tạo ra các chiến dịch nội dung mới để tăng tương tác và sự gắn kết trong năm 2023
Thiết kế sự kiện offline để tăng trải nghiệm thật và là cơ hội cho thành viên có những trải nghiệm mới mẻ trên hành trình sự nghiệp của họ
Đào tạo và nâng cấp team quản trị
Với mỗi mục tiêu, AFD hoàn toàn có thể đo lường thành công của họ. Bạn có thể thấy có những chiến thuật và sáng kiến tập trung vào tăng trưởng sự tương tác và sức khỏe cộng đồng, có những mục tiêu tập trung vào tạo ra doanh thu từ các chương trình và nội dung đi từ cộng đồng ra.
CGL sẽ dành thời gian để mang tới cho các bạn những framework, mẹo, chiến thuật giúp bạn thành công ở cả 3 cấp độ này trong chiến lược cộng đồng.
Và đó cũng là lý do vì sao, trong những phiên tư vấn, việc xác định mục tiêu kinh doanh là điều quan trọng để mình và CGL có thể tư vấn khách hàng đặt ra mục tiêu với cộng đồng của họ - hoàn toàn không phải là số thành viên hay số lượng bài viết trong một cộng đồng.
5 bước xây dựng chiến lược cộng đồng năm 2023
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.