Trước khi đi vào chuyện chúng ta xây cộng đồng thế nào. Có lẽ chúng ta cần xác định vị trí của mình trước.
Vị trí của bạn ở thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới việc bạn lên chiến lược cho cộng đồng. Tại sao vậy?
Tại vì các ưu tiên của bạn để quản lý một cộng đồng hoàn toàn mới nó sẽ rất khác với một cộng đồng đang hoạt động vào guồng. Các cộng đồng mới sẽ chưa được thiết lập các chuẩn mực, các thành viên cũng sẽ chưa cảm nhận được ý thức cộng đồng mạnh mẽ và các hoạt động của bạn tính chất nó cũng sẽ phải khác. Trong khi cộng đồng mà đang hoạt động sẽ có hệ thống phức tạp hơn nhưng có nhiều sự phát triển, sự tham gia hơn vì các thành viên đã có ý thức cộng đồng và đã phát triển thói quen đóng góp rồi.
Vậy nên, để giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình mà mình sẽ đầu tư như thế nào cho cộng đồng của mình, làm sao để tối ưu được thời gian của mình ở giai đoạn mà bạn đang ở thì đầu tiên, mình muốn chia sẻ với các bạn về vòng đời của cộng đồng.
Khái niệm vòng đời cộng đồng này thì không phải do mình tự phát triển mà là do Alicia và Gondy thực hiện trong nghiên cứu của họ về cộng đồng. Hiện tại bây giờ các bạn tìm chắc cũng sẽ thấy rất nhiều phiên bản khác nhau.
Nôm na thì vòng đời cộng đồng nó giống như sự phát triển của một cái cây, đi qua 4 giai đoạn:
Hạt giống, cộng đồng bắt đầu hình thành, cần rất nhiều tình yêu và sự quan tâm để nó tồn tại được
Tăng trưởng: nó tìm thấy sự phù hợp giữa cộng đồng với sản phẩm/hoạt động trong cộng đồng và nó bắt đầu phát triển, có sự tham gia organic
Trưởng thành: là khi cộng đồng trở nên vững chắc hơn, đã tìm thấy sự phù hợp với thị trường, có cơ cấu rõ ràng, có những tiêu chuẩn riêng
Cuối cùng, tiếp tục gieo giống: cộng đồng lớn mạnh đến mức nó tiếp tục bùng phát thành những cộng đồng nhỏ hơn, ngoại vi hoặc tiểu cộng đồng, tiếp tục trở thành các cộng đồng ở giai đoạn hạt giống và lại tiếp tục phát triển chủ kỳ mới nhưng vẫn ở trong sự bảo trợ của cộng đồng lớn.
Đi sâu hơn một chút với từng giai đoạn nhé:
Hạt giống
Hạt giống là sự khởi đầu của cuộc sống cộng đồng. Nó mới chỉ là một hạt mầm nhỏ bé, cơ hội sống sót rất thấp và cần được chăm sóc, chú ý rất nhiều nếu không sẽ không sống sót được. Cộng đồng lúc này có thể không thúc đầy nhiểu giá trị kinh doanh đâu. Khi cây trưởng thành kết trái, mới nên nghĩ về chuyện thu hoạch vật chất. Nên trong những ngày đầu tiên, hãy tập trung ít hơn vào giá trị của doanh nghiệp hay business mà nên tập trung nhiều hơn vào xây dựng nền tảng cộng đồng.
Hạt giống ở đây thực chất là một ý tưởng, đó là một niềm tin rằng ngoài kia đang có một nhóm người chưa có không gian riêng của họ. Cộng đồng cũng chưa có bản sắc, chưa có tiêu chuẩn hay niềm tin, cấu trúc chính thức. Đó là một nhóm nhỏ thôi, bắt đầu hành trình khám phá tiềm năng và sự phù hợp của cộng đồng đó.
Trên internet bây giờ có cả triệu cộng đồng được tạo ra.Bạn có thể tạo facebook group chỉ bằng một cú click chuột. Nhưng hầu hết các cộng đồng không vượt qua được giai đoạn khởi đầu, tức là giai đoạt hạt giống. Việc xây dựng cộng đồng có vẻ dễ khi bạn nhìn các cộng đồng khác đã hoạt động và sao chép mô hình của họ, nhưng thật sự cần phải có nỗ lực phi thường để họ có thể thành công.
Người xây dựng cộng đồng phải xuất hiện liên tục, hết lần này tới lần khác, ngay cả khi không có ai xuất hiện hết hoặc ít tương tác. Bạn phải là người ở đó, giữ vững lập trường dù nó thất bại, thách thức và liên tục phải học hỏi, thích nghi nhiều lần. 90% các cuộc thảo luận có thể chỉ là có mình bạn nói với bạn và bạn bắt đầu mà thôi. Những điều bạn muốn tập trung trong những ngày đầu của cộng đồng cũng rất khác với những gì bạn tập trung cho giai đoạn sau. Bạn sẽ không bao giờ có thể xây cộng đồng mới chỉ bằng cách xem các cộng đồng hiện có nó đang như thế nào và sao chép lại. Không có cộng đồng nào thành công chỉ bằng cách sao chép. Bởi vì những cộng đồng bạn nhìn thấy thành công nó thật ra rất khác với thời điểm họ bắt đầu. Vậy nên nếu bạn đang bắt đầu cộng đồng mới, thì hãy xem cộng đồng khác họ đã bắt đầu thế nào, chứ ko phải trông họ như thế nào hiện tại và cố gắng bắt chước.
Tất nhiên, có những cộng đồng đặc biệt mà nhanh chóng đi tới giai đoạn trưởng thành rồi tiếp tục gieo giống. Đặc biệt là với các cộng đồng về phong trào xã hội hoặc biểu tình chính trị, hoặc là các công ty thực sự sản phẩm của họ có thể thu hút người quan tâm nhanh chóng. On Writing Daily cũng là một ví dụ điển hình cho việc tăng trưởng cực kỳ nhanh. Nhưng khác với các cộng đồng cũng có thể tăng trưởng rất nhanh khác, nó chưa bị sụp đổ.
Nếu nền tảng ko phù hợp ngay từ đầu thì khi nó nở rộng ra, mọi thứ sẽ dễ sụp đổ. Giống như các cuộc biểu tình bùng lên nhanh chóng, quy tụ hàng trăm nghìn hàng triệu người chỉ trong 1 đêm nhưng tan biến chỉ trong vài ngày. Bởi vì nó ko có lãnh đạo cốt lõi để duy trì sự phát triển của cộng đồng. Vì ko có kế hoạch để thúc đẩy sự tham gia liên tục. Vì ko tạo được ko gian mới để cộng đồng xích lại gần nhau và gắn kết với nhau.
Nhiều người nghĩ rằng khi mình đang có sẵn follower rồi thì cộng đồng có thể phát triển nhanh ngay từ những ngày đầu tiên. Đó là suy nghĩ sai lầm. Con số chẳng nói lên điều gì cả.
Mọi cộng đồng đều bắt đầu ở giai đoạn hạt giống. Hãy giành thời gian để ở lâu trong giai đoạn này và đừng lo bạn chỉ bắt đầu với 10 thành viên. Nhỏ mà có võ. Tất cả các cộng đồng lớn đều bắt đầu từ con số 0 hết. Bắt đầu từ quy mô nhỏ rất quan trọng. Mọi cộng đồng đều bắt đầu với cùng một mối quan tâm hoặc vấn đề. Bạn cần tạo nội dung để thành viên tham gia vào cộng đồng. Nhưng bạn cần mọi người trong cộng đồng để thúc đẩy họ tạo nội dung. Và khi bạn có ít người thôi, bạn tập trung đc nhiều hơn vào họ. Bạn cho họ nhiều sự chú ý hơn. Bạn kiểm soát được. Các thành viên cảm thấy đặc biệt vì họ cảm thấy như họ đang là 1 phần đặc biệt của thứ gì đó mới mẻ, độc quyền. Đó là cách chúng ta xây nền móng cho cộng đồng của mình.
Những ngày đầu này cũng là lúc văn hoá cộng đồng được tạo ra. Tất nhiên văn hoá sẽ phát triển theo thời gian nhưng nó hơn nhiều để thực hiện những thay đổi lớn khi mà tàu đã rời bến. Thành viên đầu tiên thiết lập văn hoá cho những thành viên mới tham gia sau họ. Vì vậy, bạn sẽ cần những người phù hợp. Bạn sẽ cần có tiêu chuẩn về nội dung, về những gì họ đóng góp. Bạn sẽ muốn làm với những ai họ thật sự muốn cho đi, muốn làm cái gì mới cùng nhau. Sẽ rất khó để truyền cảm hứng cho một nhóm mà lại ko mang tính đại diện cho cộng đồng của bạn. Nên ưu tiên cho những người đầu tiên, sẽ là động lực để bạn phát triển cộng đồng sau này.
Nên dành phần lớn thời gian để tạo điều kiện tương tác. Ưu tiên trong giai đoạn này là tìm kiếm một sự phù hợp với hoạt động hoặc sản phẩm của bạn, tập trung vào liên tục thử nghiệm các ý tưởng tương tác mới.
Để thành viên đóng góp, bạn phải hỏi họ trực tiếp và thúc đẩy thường xuyên. Họ chưa hình thành thói quen đến với cộng đồng nên bạn phải là người thiết lập. Hãy chịu khó mời thành viên mới trong giai đoạn này, sau đó họ sẽ tự mời nhau. Tóm lại thì bạn phải thật sự bắt tay vào làm trong giai đoạn này. Những ngày đầu bạn phải làm cho mọi người vui vẻ, cảm thấy có ý nghĩa, học hỏi được nhiều thứ.
Tóm lại là gì, khi cộng đồng có 1000 thành viên, bạn ko còn gọi tên từng người được nữa. Nhưng bây giờ thì bạn có thể, nên hãy làm đi và làm cho tới khi nào bạn không thể nữa nhé!
Giai đoạn tăng trưởng
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.