Một bí quyết tăng cường kết nối cộng đồng bền vững
Nghi thức cộng đồng là một trong những hoạt động "engagement" mạnh mẽ nhất
Nói về bài toán tương tác trong cộng đồng sẽ tồn tại rất nhiều đáp án, trong đó nghi thức cộng đồng là một đáp án hữu hiệu nhất giúp các Quản trị viên (QTV) vượt qua bài toán đau đầu này.
Trong bản tin hôm nay, mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về “đáp án” mang tên Nghi thức cộng đồng.
Nghi thức cộng đồng là gì?
Vai trò, lợi ích của nghi thức trong cộng đồng
Cách thiết kế một nghi thức cơ bản
Tần suất của nghi thức
Mời các bạn độc giả bắt đầu bước vào hành trình khám phá nghi thức cùng CGL ngay sau đây.
Nghi thức cộng đồng là gì?
Nghi thức là từ dùng để mô phỏng một hành động được thực hiện theo tần suất trong một tổ chức do một (nhóm) đối tượng thực hiện với ít nhất một (vài) chủ đích định sẵn. Nghi thức rất đa dạng.
Ví dụ:
Nghi thức tôn vinh: biểu dương tinh thần, thành tích của một (vài) cá nhân trong tập thể tổ chức.
Nghi thức giao tiếp: trong các hoạt động liên quan tập tục chào hỏi của một số vùng miền, địa phương, đất nước có văn hóa đặc trưng
Nghi thức trong ăn uống như quy tắc bàn ăn của người Nhật.
Nghi thức tín ngưỡng: Các tôn giáo có các nghi thức riêng để tôn thờ và thể hiện tín ngưỡng của họ.
Những nghi thức xã hội khác như các nghi thức trong lễ cưới…
Nghi thức cộng đồng là những hoạt động được người sáng lập/vận hành trực tiếp cộng đồng thiết kế theo tần suất: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm…để thu hút sự tham gia, sau đó là gắn kết giữa thành viên và hoạt động cộng đồng, chủ đích cuối cùng phục vụ cho chiến lược tổng thể cộng đồng.
Ví dụ phân loại nghi thức theo thời gian:
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.