Nên xây dựng THCN hay cộng đồng trước?
"Con đường chẳng mấy ai đi" nhưng đi được đến nơi thì đáng.
Thứ bảy tuần rồi (16/3), mình có nhận lời mời làm case study trong ngách Community-led-growth tại Webinar "From expertise to product” thuộc cộng đồng Solo expert tổ chức, một trong số câu hỏi mọi người quan tâm nhiều nhất là: Làm sao để có người theo dõi ở thời điểm ban đầu?
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn:
Hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân (THCN) từ con số 0
Hành trình xây dựng THCN của Quản trị viên (QTV) song song với thương hiệu cộng đồng
Những bài học thực tiễn.
Bắt đầu với những khái niệm thương hiệu
Thương hiệu cộng đồng
Cộng đồng nói chung hay cộng đồng thương hiệu xét riêng là hàm chỉ một nhóm người dùng, khách hàng hoặc người ủng hộ một (vài) cái chung (sở thích, chuyên môn, kỹ năng, thương hiệu...) đã tụ họp lại trong một không gian “cộng đồng” để thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo mối quan tâm chung.
Trong đó, nó tập trung vào việc KẾT NỐI và tạo sự tương tác giữa các người dùng hoặc khách hàng của thương hiệu để chia sẻ thông tin, trải nghiệm, và hỗ trợ lẫn nhau.
Điều quan trọng là thành viên của cộng đồng thương hiệu có sự tương tác chặt chẽ và cam kết với thương hiệu, và họ thường cảm thấy rất gần gũi và liên kết với nhau thông qua tình yêu và sự trung thành với thương hiệu chung. Thương hiệu cộng đồng được xác lập.
Mục tiêu chính của cộng đồng thương hiệu là tạo ra sự trung thành đối với thương hiệu và thúc đẩy sự tương tác tích cực giữa các thành viên.
Cụ thể:
Thương hiệu của CGL là cộng đồng dành cho những ai muốn xây dựng cộng đồng phục vụ kinh doanh tiếp thị, trong đó nổi bật là tôn chỉ dựa trên cảm giác thuộc về.
Thương hiệu của Lãnh đạo dấn thân không phân vân là không gian vun bồi thân tâm trí cho những nhà quản lý mới.
Sự giống và khác nhau giữa thương hiệu cộng đồng và THCN
Sự giống nhau:
Cả 2 đều liên quan đến quá trình xây dựng và quản lý thương hiệu, hướng đến việc tạo ra một ấn tượng và danh tiếng tích cực trong mắt một tập hợp người.
Sự khác nhau:
Đối tượng mục tiêu:
Thương hiệu cộng đồng tập trung vào tạo cộng đồng quanh một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Đối tượng mục tiêu là những người sử dụng hoặc ủng hộ thương hiệu đó. Trong khi đó, THCN xoay quanh việc xây dựng và quản lý thương hiệu cho một người.
Phạm vi:
Thương hiệu cộng đồng áp dụng cho thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể và tạo ra một không gian tương tác cho người dùng hoặc khách hàng liên quan đến thương hiệu đó. THCN tập trung vào cá nhân và tạo ra thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, độc đáo và có giá trị.
Khi thương hiệu cộng đồng xuất hiện đồng nghĩa THCN của bản thân Founder/admin cũng thành hình, đúng theo cả chiều ngược lại. Cho nên, theo trải nghiệm và góc nhìn cá nhân, mình nhận thấy chúng song hành chứ không tách biệt hay phân định trước sau.
Ví dụ:
Quãng cuối năm 2022, những tưởng với một ngách mới và khó như cộng đồng (community led growth) khi đi nội dung song song giữa các kênh (Mình vừa xây THCN trên trang cá nhân lẫn cộng đồng CGL). Nhưng càng đi càng sáng rõ khi chịu bước đi thật sự, chúng không đối lập mà hỗ tương lẫn nhau. Thú vị nhất là những tệp insights lần lượt xuất hiện nối đuôi nhau trong hệ sinh thái CGL. Phía người theo dõi hay thành viên CGL cũng có cơ hội được tiếp cận thông tin cộng đồng đa sắc thái hơn.
Bây giờ, mình sẽ đi sâu vào từng thương hiệu.
Về THCN của QTV
Câu chuyện thực tế của mình.
Mình đã từng xây dựng THCN từ cộng đồng On Writing Daily năm 2021 bằng cách:
Xuất hiện đều đặn: mỗi ngày mình đều viết ít nhất 1-2 bài liên tục trong 200 đề và sau đó vẫn xuất hiện có lúc âm thầm, có khi trực tiếp để tham gia vào các hoạt động gắn kết thành viên.
Và nhất quán: nhất quán trong phong cách viết, tông giọng trong tất cả bài viết
Cung cấp nội dung giá trị: luôn phân tích sâu và mang đến cho người đọc thêm góc nhìn, giải pháp liên quan đến thói quen, kỷ luật trong viết lách.
Và khác biệt: những câu chuyện lồng ghép thể hiện được tư duy và cá tính riêng biệt của mình.
Đến cuối năm 2022, khi chuyển sang ngách Community led growth, mình mạnh dạn xây dựng song song vừa xây dựng THCN trên trang facebook cá nhân vừa xây dựng cộng đồng Community Growth Lab cùng với chị Linh Phan.
Thời điểm vượt qua con số 0 ấy có rất nhiều thứ để nhắc về khi mọi thứ bằng 0: kinh nghiệm trong ngách, khách hàng nhưng một phần có người dẫn đường, một phần mình đã chốt ngách cộng đồng. Mình muốn thử xem mọi thứ sẽ đi đến đâu.
Khách hàng thứ nhất xuất hiện cũng là khi những insight đầu tiên xuất hiện. Những lức thành viên đầu tiên trong CGL mình còn nhớ rõ. Những câu hỏi, sự quan tâm tăng dần lên. Khách hàng thứ 2, thứ 3, thành viên thứ 100, thành viên thứ 1000…cho đến khi mình thôi không đếm nữa vì guồng quay đã thực sự bắt đầu.
Mọi thứ bắt đầu cởi mở hơn.
Ví dụ: tại thời điểm xuất phát, mình sẽ ngồi ngẩn một lúc lâu để suy nghĩ nội dung cho nhóm nhưng hiện tại mình luôn trong trạng thái thừa ý tưởng và có rất nhiều kế hoạch cần triển khai.
Bài học đúc rút:
1/ Chúng ta sẽ luôn đi sau và đi trước một (vài) người/nhóm người. Vậy nên, bạn hãy trang bị tâm thế người đi trước chia sẻ lại, hỗ trợ cho người sau sẽ nhẹ nhàng hóa câu chuyện chuyên gia hay không.
Bạn cũng có thể bắt đầu với một nhóm nhỏ những người cùng chung sở thích, học tập cùng nhau. Trong quá trình đó, bạn trở thành trưởng nhóm với điều kiện bản thân luôn củng cố chuyên môn, chủ động chia sẻ với thành viên trong nhóm. Dần dà, theo giới thiệu, nhóm nhỏ của bạn phát triển số lượng người gia nhập. Vòng tròn kết nối dần mở rộng ra. Cộng đồng nhỏ được hình thành.
2/ Bạn luôn đầy đủ ở hiện tại.
Những gì ở quá khứ không bao giờ là thừa kể cả việc bất như ý. Quan trọng là sau mỗi việc làm, sau mỗi người có dịp tiếp xúc, chúng ta rút được bài học gì để bản thân ta tốt hơn và tạo ra giá trị, đóng góp xã hội nhiều hơn.
Hãy nhớ về câu nói nổi tiếng của Lỗ Tấn:
“Trên đời này làm gì có đường, người ta đi miết mới thành đường đó thôi”.
Kiến thức ở lĩnh vực mới chắc chắn phải học, cập nhật nhưng đừng phủ định mọi chuyên môn bạn từng có (công việc có thể khác nhưng một số tư duy, kỹ năng lõi một khi bạn có và liên tục mài giũa sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới). Tuổi tác, trải nghiệm ...tất cả là món quà, thậm chí là USP của bạn.
Ví dụ: câu chuyện xây dựng cộng đồng của 2 Founder Cộng đồng Dạy trẻ song ngữ là Hồng Thủy và Thúy Ngô. Dù là một hành trình đầy mới mẻ nhưng dựa trên kiến thức chuyên môn về ngoại ngữ vốn có từ trước kết hợp với sự tư vấn chiến lược từ CGL, chịu làm, chịu thử, không ngừng học hỏi. Giờ đây, Dạy trẻ song ngữ đã ngày càng tự tin hơn cũng như mở rộng thêm hệ sinh thái của các bạn.
3/ Hãy khát khao và dại khờ.
Bắt đầu với những thứ chân phương nhất, giữ cho mình hệ giá trị cốt lõi. Đồng thời, nên tự đặt ra những bài tập khó để giải. Bản thân phát triển và khách hàng của chúng ta cũng sẽ được trải nghiệm, sử dụng sự phát triển này thông qua chất lượng SPDV.
Ví dụ: hiện tại mình đang chuẩn bị kế hoạch chăm sóc, hỗ trợ thêm cho những khách hàng, học viên cũ những hoạt động mới để gỡ bỏ một số nỗi đau họ đang mắc phải trên hành trình.
4/ Lòng biết ơn luôn kỳ diệu
Biết ơn những người đã giúp đỡ, hướng dẫn mình. Kỳ diệu đến mức có khả năng mời gọi những may mắn, cơ hội đến với bạn một cách không ngờ.
Mình luôn nhớ và giữ bên mình tinh thần đáp đền tiếp nối trên suốt dọc hành trình phát triển cộng đồng. Mình đã phát biểu "Nhờ gần 5000 thành viên trong CGL mới có sự phát triển của ban quản trị như bây giờ”. Từ sự phát triển bản thân này, QTV tiếp tục cống hiến trao giá trị đến tập thể thành viên trong cộng đồng.
Khép lại câu chuyện cá nhân, mình sẽ nêu ra những cách để bạn tăng uy tín trong lĩnh vực của bạn, kể cả lĩnh vực mới.
“Hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn”.
Bạn nên đào sâu thay vì đi ngang.
Khi nhận ra thế mạnh của bản thân, điều tiếp theo bạn cần làm, phải làm là nói về những điều đó một cách thường xuyên trên các kênh mạng xã hội nơi bạn xuất hiện cũng như nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn có mặt.
Cảm nhận từ mentor, partner của bạn là người có uy tín trong ngành/ngành liên quan.
Ví dụ: Bộ từ khóa trong chuỗi bài In the spotlight về mình được xuất hiện trong cộng đồng Solo Expert tuần rồi cũng giúp mình củng cố THCN, mở rộng nhận diện thương hiệu.
Người ta nói trung bình 5 người bạn tiếp xúc nhiều nhất sẽ mô tả khá chính xác về bạn. Đây cũng là một hoạt động sắp tới mình sẽ triển khai cho các bạn lớp Trợ lý cộng đồng, khai giảng tháng 3.
Phản hồi từ khách hàng chất lượng
Khách hàng là chuyên gia liên quan sáng tạo nội dung vẫn phải bất ngờ, ngạc nhiên trong những phiên đào tạo chuyên môn cộng đồng của CGL, điển hình là buổi đào tạo về nội dung cộng đồng. Mình đã đưa ra ví dụ để minh họa trực quan về lối tư duy, cách CGL cho ra đời "story line" nội dung trong cộng đồng như thế nào và nhận về phản hồi vô cùng chất lượng.
Hiệu suất làm việc cải thiện rõ rệt
Mình ở năm 2022 với năm 2024 là một sự nhân lên nhiều lần về cả tốc độ (quy trình, vận hành, khả năng sáng tạo, thực thi) lẫn độ sâu và sắc sảo trong đường hướng, chiến lược. Ngay cả khi chưa dùng AI hỗ trợ, mình chưa bao giờ rơi vào tình trạng bí ý tưởng cả. Mình sẽ ghi chú lại chủ đề này để tiếp tục chia sẻ đến quý bạn đọc trong thời gian tới.
Gợi ý về thời điểm tốt nhất để bắt đầu xây dựng THCN trong cộng đồng là?
Nên chọn những cộng đồng mới thành lập hoặc có cùng hoặc liên quan ngách của bạn. Theo góc nhìn cá nhân của mình, bạn cũng chỉ nên chọn 1-2 cộng đồng để xuất hiện thay vì tham lam chọn mặt trận nào cũng xuất hiện. Người kiệt sức đầu tiên sẽ là bạn.
Về Thương hiệu cộng đồng
Làm sao để thương hiệu cộng đồng của bạn trở nên phổ biến?
Không chỉ dừng lại Facebook group mà bạn hãy linh động phát triển các kênh nguồn dẫn.
Ví dụ: Ngoài social platform là Facebook group, Community Growth Lab còn có bản tin, IG, Fanpage.
Money Mom Sharing có kênh Youtube, Fanpage.
Dạy trẻ song ngữ có website, kênh Tik Tok
Hãy nhớ cộng đồng là một hệ sinh thái, đừng nên bó buộc trong một nền tảng mạng xã hội cụ thể nào cả.
QTV cần hiểu rõ và làm rõ:
Tầm nhìn, sứ mệnh: Bạn muốn cộng đồng sau 3, 5 năm nữa sẽ đi đến đâu, trông như thế nào? Những lời hứa bạn cam kết với thành viên của mình?
USP: Điều gì mà chỉ cộng đồng bạn mới mang lại được cho thành viên mà họ không thể/rất khó tìm thấy ở những cộng đồng khác?
Hành trình thành viên: QTV phải vẽ ra được hành trình đi từ điểm A đến điểm B của các tệp thành viên trong cộng đồng. Khi hành trình rõ ràng, bạn sẽ không còn loay hoay trong câu chuyện sản xuất nội dung, thiết kế hoạt động nữa.
Truyền miệng từ thành viên
Điều này còn xác đáng hơn hàng ngàn bài quảng bá về cộng đồng.
“Vào trong này (CGL) đi, ngày nào cũng có chia sẻ hữu ích về xây dựng cộng đồng
Nể đội content của CGL quá;
Hoạt động của CGL là cứ phải tham gia trước …”
Một vài lời trích từ kết quả Member fit score năm 2023 CGL thực hiện.
Sự liên hệ từ anh chị có tiếng trong lĩnh vực của họ
Thật sự vừa áp lực đan xen tự hào khi rất nhiều anh chị có tiếng trong ngành gia nhập CGL ngày một nhiều, để theo dõi, học tập, tham khảo cách làm của CGL cũng như luôn bị thu hút bởi những chương trình CGL triển khai và đào tạo.
Cuối cùng, dù THCN hay thương hiệu cộng đồng, bạn cũng phải không ngừng tạo ra giá trị hữu ích giúp chính bản thân phát triển, đội nhóm phát triển và khách hàng, thành viên cũng phát triển lũy tiến. Đây là chiến lược phát triển thương hiệu xuất sắc nhất theo góc độ cá nhân của mình, một người xây dựng THCN từ con số 0 cũng như xây dựng song song THCN và cộng đồng.
Trở lại câu hỏi đầu bản tin hôm nay: “Nên xây dựng THCN trước hay cộng đồng trước?” (Đây cũng là top câu hỏi mà trong suốt thời gian rồi, mình nhận được quan tâm nhiều nhất của các bạn thành viên lẫn học viên của CGL)
Như đã phân tích, chúng ta không cần xếp cái nào trước, cái nào sau mà có thể làm cả hai cùng một lúc nếu-thật-sự-muốn.
Bạn thân mến,
Điều khó khăn khi chúng ta bắt đầu một hành trình mới chính xác là ở bước chân đầu tiên. Nếu bạn đang loay hoay không biết xây dựng cộng đồng từ đâu vì có quá nhiều thứ phải học, phải làm, hãy tham khảo chương trình Community Assistant khai giảng trong tuần sau để được mình trực tiếp cầm tay chỉ việc nhé.
Đây là chương trình giúp các bạn newbie, QTV tiếp cận cộng đồng theo cách tinh gọn nhất từ con số 0.
Chúc bạn dũng cảm đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng THCN và cộng đồng, bởi bạn giỏi hơn bạn nghĩ. Mình tin như thế!
Hẹn gặp lại bạn trong bản tin tuần sau.