Phân tích case study Thử thách "From lurker to leader"
Chiến lược cộng đồng xuất sắc nhất là "từ trái tim đến trái tim".
Trong bối cảnh nền kinh tế sáng tạo bùng nổ, việc quản trị cộng đồng không còn là câu chuyện “tận tâm đóng góp” mà đã trở thành một kỹ năng chiến lược giúp cá nhân, doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng và phát triển kinh doanh bền vững.
Thử thách From Lurker to Leader (#L2L) được thiết kế để giúp người tham gia trải nghiệm thực tế vai trò Admin cộng đồng trong 8 ngày, từ đó rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, vận hành, kết nối và khai thác giá trị từ cộng đồng.
Với concept:
FROM LURKER TO LEADER (L2L) với concept "Có được lòng người, có cả thiên hạ." Theo CGL, Chiến lược cộng đồng xuất sắc nhất là P2P - “People to People”, vì nó hoạt động theo chân lý từ trái tim đến trái tim.
Một cộng đồng phát triển bền vững không nhờ số lượng thành viên, mà quan trọng hơn là cảm giác thuộc về, sự kết nối & dẫn dắt đúng cách.
Trong 8 ngày này, bạn sẽ học được những kỹ năng, tư duy và hóa thân trải nghiệm một phần công việc admin cộng đồng thực thụ.
Đối tượng phù hợp tham gia thử thách
- Founder, QTV, admin - Những ai đang tìm hiểu cách quản lý cộng đồng để tự tin dẫn dắt hoặc xây dựng nhóm riêng. Và những người đang vận hành cộng đồng, muốn nâng cao chuyên môn
- Thành viên đang hoạt động trong các nhóm nhưng chưa biết cách tạo dấu ấn.
- Người làm marketing, sáng tạo nội dung, phụ trách công việc liên quan cộng đồng.
Trải qua 8 ngày sôi nổi, L2L đã mang lại những bài học gì? Hành trình này có thể giúp những ai muốn phát triển cộng đồng áp dụng thực tế ra sao? Trong bài viết này, Phượng sẽ phân tích thử thách theo mô hình H.E.A.R.T, cũng chính là thông điệp chính của thử thách. HEART là một khung tư duy giúp đánh giá sự thành công và giá trị cốt lõi của một cộng đồng.
- H (Humans – Con người): Ai là những người tham gia cộng đồng? Họ có đặc điểm gì?
- E (Engagement – Tương tác): Cộng đồng có mức độ tương tác ra sao? Thành viên có chủ động tham gia hay chỉ quan sát thụ động?
- A (Authority – Thẩm quyền & Uy tín): Cộng đồng có giúp nâng cao thương hiệu cá nhân của Admin và thành viên không?
- R (Revenue – Doanh thu): Có chiến lược tạo doanh thu nào được triển khai không?
- T (Transformation – Chuyển đổi): Thành viên nhận được giá trị gì từ cộng đồng? Họ có thay đổi hoặc phát triển sau khi tham gia không?
Dưới đây là phân tích chi tiết hành trình #L2L theo từng yếu tố của mô hình H.E.A.R.T.
HUMANS – CON NGƯỜI: AI ĐANG THAM GIA HÀNH TRÌNH?
#L2L hướng đến những người đã từng hoặc đang muốn trở thành Admin cộng đồng nhưng chưa có trải nghiệm thực tế và kể cả những bạn đang làm Admin, vận hành cộng đồng nhưng có nhiều vướng mắc. Cụ thể là:
- Những người đang vận hành nhóm Facebook nhưng chưa biết cách tối ưu hiệu quả
- Những marketer, solopreneur đang tìm cách sử dụng cộng đồng như một công cụ phát triển thương hiệu
- Những người làm sáng tạo nội dung muốn hiểu sâu hơn về tâm lý và nhu cầu của cộng đồng
- Và nhóm bạn muốn thử sức với thử thách trực tuyến để dự bị cho công việc trợ lý cộng đồng hay tìm hiểu về công việc Admin.
Điểm chung của họ? Đều đang ở trạng thái “Lurker” – theo dõi nhưng chưa thật sự tham gia sâu vào cộng đồng.
Thử thách này đặt họ vào vị trí “Admin tập sự” để trải nghiệm trách nhiệm quản lý một cộng đồng giả lập và giải quyết các tình huống thực tế.
Ảnh là tập hợp cộng đồng của các Admin tập sự trong L2L
ENGAGEMENT – TƯƠNG TÁC: LÀM SAO KÉO THÀNH VIÊN RA KHỎI VÙNG AN TOÀN?
Một trong những thách thức lớn nhất của Admin là biến người theo dõi thành người tham gia tích cực.
Trong #L2L, mức độ tương tác được thiết lập nhờ 3 yếu tố chính:
1. Cơ chế thử thách ngắn hạn – Chỉ trong 8 ngày, thành viên có mục tiêu rõ ràng và áp lực vừa đủ để tham gia thay vì trì hoãn.
2. Nhiệm vụ thực tế & có ứng dụng ngay – Mỗi đề bài đều bám sát tình huống mà một Admin thực thụ có thể gặp phải.
3. Cơ chế “peer review” & mentoring – Thành viên không chỉ làm bài tập mà còn quan sát, học hỏi lẫn nhau, giúp tăng cường sự kết nối.
Kết quả:
- Tỷ lệ hoàn thành bài tập cao hơn 60%, đặc biệt với những ngày thử thách có liên quan trực tiếp đến việc quản trị cộng đồng thực tế.
- Những người ban đầu chỉ theo dõi (Lurker) dần trở nên tự tin hơn trong việc chia sẻ quan điểm, ra quyết định và xử lý tình huống.
Chia sẻ từ bạn Nguyệt Lê LS
“Nhưng điều bất ngờ nhất trong hành trình này lại không nằm ở kỹ năng, mà nằm ở con người. Mình làm quen được nhiều bạn mới – những admin có màu rất riêng, mỗi người dẫn dắt một cộng đồng khác nhau, nhưng ai cũng đầy tâm huyết và hiểu việc họ đang làm có ý nghĩa với người khác như thế nào. Mình học được rất nhiều từ cách họ xử lý tình huống, cách họ “giữ lửa” cho cộng đồng của mình, và nhất là từ cách họ kể lại hành trình đó bằng sự chân thành.”
AUTHORITY – THẨM QUYỀN & UY TÍN: AI ĐANG DẪN DẮT CỘNG ĐỒNG?
Làm thế nào để một Admin mới có thể xây dựng uy tín ngay từ đầu?
Một trong những bài học quan trọng nhất từ #L2L là quyền hạn không đến từ danh xưng “Admin” mà đến từ sự đóng góp giá trị.
- Ngày 1, người chơi không chỉ nhận nhiệm vụ làm Admin mà còn phải giới thiệu bản thân với cộng đồng. Đây là bài tập giúp họ xây dựng hình ảnh lãnh đạo ngay từ đầu.
- Ngày 2, thử thách yêu cầu người chơi xác định USP & bộ quy tắc cộng đồng – nền tảng để định vị uy tín của họ trong nhóm.
- Những ngày tiếp theo, thông qua các tình huống xử lý xung đột, thu thập insight, xây dựng chính sách, người chơi dần hiểu rằng uy tín của Admin đến từ sự minh bạch, nhất quán và khả năng ra quyết định hợp lý.
Một số người tham gia thử thách đã có sẵn thương hiệu cá nhân, nhưng thử thách giúp họ kiểm chứng lại liệu thương hiệu đó có thực sự hữu ích khi quản trị cộng đồng không?
Chia sẻ từ bạn Nguyệt Lê LS
“Lúc đăng ký thử thách, mình không nghĩ gì nhiều. Chỉ đơn giản là… thử cho vui, xem mình còn hợp với vai admin không, vì đã hơn một năm rồi mình gần như để mặc cộng đồng mình trôi lững lờ trong im lặng. Nhưng càng làm, càng thấy: hình như đây là lúc thích hợp để đánh thức lại nó – theo một cách tử tế và gần gũi hơn”.
REVENUE – CHIẾN LƯỢC MONETIZE CỘNG ĐỒNG
Một cộng đồng không thể phát triển bền vững nếu không có chiến lược doanh thu.
Trong ngày cuối cùng của thử thách, các Admin tập sự được giao nhiệm vụ đề xuất mô hình kiếm tiền từ cộng đồng của họ.
Một số chiến lược nổi bật từ người chơi:
- Gói membership trả phí: Cung cấp nội dung độc quyền, mentoring 1-1.
- Sponsorship & hợp tác với nhãn hàng: Tìm kiếm tài trợ từ các thương hiệu phù hợp với cộng đồng.
- Bán sản phẩm số: Ebooks, khóa học, templates…
- Tổ chức sự kiện có vé: Webinar, workshop chuyên sâu dành cho thành viên.
Kết quả:
- 80% người tham gia nhận ra rằng họ có thể kiếm tiền từ cộng đồng mà không cần có hàng chục nghìn thành viên.
- Một số người đã bắt đầu áp dụng ngay sau thử thách.
Chia sẻ từ bạn Phung K Nguyen
“Trước đây, mình nghĩ cộng đồng chỉ đơn giản là chia sẻ và kết nối mà lơ đi tầm quan trọng của việc tạo ra nguồn lực tài chính bền vững. Đây là lần đầu tiên mình phải tư duy nghiêm túc hơn về việc làm sao cân bằng giữa giá trị cộng đồng và lợi ích tài chính, cũng như vượt qua nỗi sợ 'bán hàng' của chính mình.”
Chia sẻ từ bạn Nguyệt Lê LS
“Không ngờ, qua từng ngày thử thách, mình lại có thêm cả đống ý tưởng mới: Từ việc tổ chức lại nhịp nội dung, cách làm workshop nhỏ, cho đến những định hướng để kiếm dòng tiền vừa đủ cho cộng đồng “thở” – mà không bị ngợp bởi áp lực phải bán gì đó thật to. Mỗi đề bài giống như một cú đẩy nhẹ để mình ngồi xuống nhìn lại, mổ xẻ từng điều mình đã làm, chưa làm, từng lý do khiến cộng đồng từng hoạt động và rồi… im bặt.”
Điều này, mình cũng từng thử nghiệm thành công trong thử thách GIVEAWAY, tổ chức vào cuối năm 2024. Thành viên được “ép” mình vào 5 ngày để sản xuất ra một sản phẩm. Dù là chương trình giveaway nhưng qua thử thách, người chơi đã thực sự bắt tay vào để thiết kế, đóng gói và hoàn thiện một đầu ra hoàn chỉnh.
Thực tế, bán hàng, tạo doanh thu trong cộng đồng là điều hoàn toàn bình thường nếu sản phẩm dịch vụ đó có chất lượng. Tức là, chúng mang lại giá trị THẬT cho người sử dụng. Họ cải thiện được công việc, biết cách làm mới, hoặc cách làm tốt hơn hiện tại. Đó cũng là lý do mình giới thiệu Community Sales Box - Một bộ công cụ giúp QTV biết cách “monetize” tự nhiên trong cộng đồng. (Box đang có ưu đãi đặc biệt đến trước ngày 11.04.2025).
TRANSFORMATION – SỰ CHUYỂN ĐỔI: NGƯỜI THAM GIA THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
Hành trình 8 ngày không chỉ giúp người chơi học kỹ năng quản trị cộng đồng, mà còn tạo ra sự thay đổi trong tư duy và sự tự tin của họ.
- Từ bị động đến chủ động: Ban đầu, nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải ra quyết định hoặc đối mặt với xung đột. Đến ngày 8, họ đã mạnh dạn hơn trong việc thiết lập quy tắc, đặt giới hạn và đưa ra chiến lược trong giải quyết tình huống cụ thể, kể cả đến việc bán hàng.
- Từ quan sát đến dẫn dắt: Người chơi đã trải nghiệm vai trò lãnh đạo, hiểu rằng làm Admin không phải là “chiều lòng tất cả” mà là tạo ra một môi trường có giá trị.
- Từ hoang mang đến có định hướng: Những người từng muốn xây dựng cộng đồng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu giờ đã có kế hoạch rõ ràng.
Chia sẻ từ bạn Chi Quynh Pham
“Đọc bài giải của các bạn cùng tham gia thử thách #L2L, mình nhận thấy khá rõ đâu là những người đang có cộng đồng riêng, đâu là những người có kiến thức nền tảng tốt về xây dựng cộng đồng và đâu là lính mới như mình. Điều đó càng củng cố cho mình thêm niềm tin vào việc học tập và hành động. Có học, có làm, bạn sẽ ghi dấu trong lòng người khác. Sau L2L, mình thấy công việc admin rõ hơn một chút và cũng... khó hơn một chút. Mình nghĩ mình cần học thêm nhiều chút và chủ động hơn rất rất nhiều.”
Chia sẻ từ bạn Phạm Quyên
“L2L cũng giúp mình mở rộng góc nhìn về việc kết nối giữa các cộng đồng. Trước đây, mình nghĩ mỗi cộng đồng là một thực thể độc lập, nhưng thực ra, chúng ta có thể cộng hưởng, hỗ trợ nhau cùng phát triển mà vẫn giữ được bản sắc riêng. Khi có sự kết nối đúng cách, giá trị lan tỏa mạnh mẽ hơn.”
Chia sẻ từ bạn Lương Thanh Nga
“Cảm giác trước và sau khi hoàn thành #L2L với mình rất khác biệt. Cụ thể đó là sự rõ ràng - rõ ràng về một công việc, về định hướng, rõ ràng trong tư duy, xử lý tình huống. Cũng như thấu hiểu rõ ràng về cộng đồng của mình, để biết được đâu mới là điều thực sự phù hợp cho sự phát triển của cộng đồng.”
Chia sẻ từ bạn Phung K Nguyen
“Trước thử thách, mình vẫn còn hoang mang khi bắt đầu hiện thực hóa một cộng đồng mới. Nhưng qua thử thách lần này, mình rõ ràng hơn về định hướng, tự tin hơn để đưa cộng đồng bước vào giai đoạn thực thi. Đây là đặc trưng thử thách của CGL mà mình rất thích - vừa chơi thử thách, vừa nhận được những "phao cứu sinh" chuyên môn để áp dụng vô cùng thực tế.”
Chia sẻ từ bạn Dương Thị Thu Tình
“Cảm giác trước và sau khi hoàn thành #L2L
Trước khi tham gia: Hào hứng nhưng cũng có chút lo lắng, không biết mình có đi tới cùng không?
Sau khi hoàn thành: Tự tin hơn, có kiến thức về cách xây dựng và vận hành cộng đồng một cách chuyên nghiệp.”
Thử thách #L2L đã chứng minh rằng quản trị cộng đồng không phải là việc cao siêu, mà là bộ kỹ năng có thể học và rèn luyện, nếu đủ cam kết.
- Nếu bạn từng nghĩ mình không phù hợp để làm Admin, hãy thử trải nghiệm.
- Nếu bạn đã có cộng đồng nhưng chưa khai thác hiệu quả, hãy nhìn lại chiến lược của mình.
- Nếu bạn muốn kiếm tiền từ cộng đồng, hãy bắt đầu từ việc xây dựng uy tín và giá trị. Và nếu cần thêm công cụ để rõ ràng và tiết kiệm được thời gian, công sức mày mò hơn, hãy tham khảo Community Sales Box.
Làm Admin không phải là một công việc đơn độc – đó là một hành trình trưởng thành. Bán hàng trong cộng đồng không phải điều đáng ngại, sợ hãi. Đó là việc bạn tạo ra một giải pháp giúp thành viên giải quyết vấn đề của họ ở mức độ cá nhân hóa hơn, tập trung hơn.
Điểm tin tuần này:
Công bố kết quả chung cuộc Thử Thách From Lurker to Leader, với rất nhiều “chiến thắng (bài học, kinh nghiệm, trải nghiệm) từ thành viên.
CGL ra mắt sản phẩm mới: Community Sales Box. Chương trình ưu đãi early bird sẽ kết thúc vào ngày 10.04.2025 (giá lẻ và giá combo).
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ và hẹn gặp lại vào tuần sau.