Phân tích thử thách “Mật mã của một seeder” theo mô hình AIDAS
"Seeding" văn minh là nghệ thuật truyền thông trong cộng đồng.
Thử thách “Mật mã của một seeder” vừa được tổ chức tại Community Growth Lab từ ngày 7/8 - 19/8/2024. Đây là thử thách dành cho những thành viên muốn trải nghiệm “seeding" chuyên nghiệp. Với thử thách này, các thành viên tham gia sẽ:
Có cơ hội được "seeding" giới thiệu bản thân tại phòng lab.
Trực tiếp trải nghiệm, tiếp thu toàn bộ những kiến thức hữu ích trong bộ đề thử thách
Biết cách xuất hiện và xây dựng Thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp trên "cộng đồng nhà người ta"
Bạn có thể xem lại toàn bộ bộ đề và diễn tiến thử thách tại chuyên mục Hướng dẫn/Guides của CGL.
Trước khi đi sâu và phân tích những yếu tố tạo nên thành công của thử thách này, hãy cùng tìm hiểu về mô hình AIDAS.
MÔ HÌNH AIDA
Nếu đã từng làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, kinh doanh, chắc hẳn bạn đã nghe qua về mô hình AIDA. Mô hình này được phát triển bởi doanh nhân người Mỹ Elias St. Elmo Lewis vào năm 1898. Mô hình này mô tả một loạt các giai đoạn mà khách hàng đi qua khi đưa một quyết định mua hàng, bao gồm:
Attention - Sự chú ý
Làm gì để thu hút sự chú ý của khách hàng, để khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Việc tạo ra ấn tượng mạnh mẽ ngay từ đầu sẽ giúp kích thích trí tò mò và thúc đẩy khách hàng tiếp tục khám phá, tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp.
Interest - Sự quan tâm
Sau khi có được sự chú ý ban đầu, bạn cần duy trì sự chú ý đó và tạo ra sự quan tâm bằng cách cung cấp thêm các thông tin hấp dẫn về tính năng, công dụng, ưu điểm, … của SPDV.
Desire - Mong muốn
Sự mong muốn thường được khơi gợi song song hoặc sau khi tạo được sự quan tâm. Tức là, bạn đánh thức các nhu cầu, nỗi đau, khao khát, … bên trong mỗi khách hàng, từ đó dẫn đến mong muốn sử dụng SPDV của bạn.
Action - Hành động
Đây là bước cuối trong mô hình AIDA - chuyển đổi suy nghĩ của khách hàng thành hành động cụ thể. Nó có thể bao gồm việc mua, liên hệ tư vấn, đăng ký trải nghiệm, …
Tóm lại, mô hình AIDA gợi ý rằng bất kỳ hoạt động tiếp thị nào cũng phải đi từ việc thu hút sự chú ý của người dùng trước, sau đó chuyển sự chú ý thành sự quan tâm, sự quan tâm đó phải nuôi dưỡng một mong muốn trong tâm trí họ và cuối cùng thúc đẩy họ hành động.
MÔ HÌNH AIDAS ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Mô hình AIDA đã tồn tại hơn 100 năm và vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay dưới nhiều hình thức ứng dụng khác nhau. Trong bối cảnh cộng đồng, với nhiều đặc điểm đặc thù về truyền thông, CGL đã “customize" mô hình AIDA truyền thống thành AIDAS để ứng dụng trong việc lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động tương tác trong cộng đồng. Cụ thể như sau:
Attention - Sự chú ý
Ở giai đoạn này, câu hỏi đặt ra là làm sao để bạn thu hút thành viên của mình tham gia một hoạt động trong cộng đồng (giữa rất nhiều hoạt động và rất nhiều cộng đồng khác nhau tồn tại trên mạng xã hội)? Hãy thử những cách sau:
Dẫn dắt, úp mở về hoạt động trước khi công bố chính thức
Thiết kế hình ảnh công bố thật nổi bật, sử dụng các tone màu sáng gây chú ý
Kể một câu chuyện, đưa một bối cảnh, một lý do cho hoạt động
Sử dụng các cách chơi chữ, lối tu từ (nhân hoá, ẩn dụ, …) trong cách bạn trình bày nội dung
Xây dựng concept, nhân vật thú vị cho hoạt động
…
Interest - Sự quan tâm
Sau khi có được sự chú ý của thành viên, việc tiếp theo là làm sao để họ duy trì được sự chú ý đó và bắt đầu quan tâm, bắt đầu tương tác. Hãy thử những cách sau:
Cung cấp thêm thông tin về hoạt động (ý nghĩa, thể lệ, lợi ích kèm theo, …)
Làm rõ “outcome", những lợi ích mà thành viên đạt được khi tham gia hoạt động
Tạo ra những điều bí ẩn, kích thích sự tò mò
Tạo ra những điểm chạm, post tương tác mang tính hài hước, giải trí, đánh trúng tâm lý, pain points của thành viên
…
Desire - Mong muốn
Để tạo ra mong muốn tham gia và hoàn thành một hoạt động trong cộng đồng, cần cho thành viên thấy rõ được lợi ích mà họ sẽ đạt được. Bằng nhiều hình thức khác nhau, admin/ban tổ chức cần thuyết phục thành viên rằng họ cần tham gia hoạt động này để giải quyết nỗi đau/vấn đề của họ hoặc để có được những cảm xúc nhất định (hào hứng, vui vẻ, gắn kết, …).
Tạo ra thêm điểm chạm để thành viên cảm thấy sự tương đồng giữa mình với nhân vật/concept thử thách
Tạo cơ hội tương tác giữa các thành viên để các thành viên tự thúc đẩy, cổ vũ lẫn nhau
…
Action - Hành động
Đây là giai đoạn admin cần chuyển đổi suy nghĩ của thành viên thành hành động thực tế. Đó là những lời kêu gọi tham gia, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, đi đến cùng với hoạt động, tương tác với các thành viên khác, …
Xây dựng cách tính điểm tăng dần cấp bậc để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và kích thích hành động của các thành viên
Quà tặng hấp dẫn
Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để gia tăng tính sẵn sàng tham gia
…
Shared value - Chia sẻ giá trị
Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt và là yếu tố trung tâm tác động đến tất cả các giai đoạn trên - những giá trị được chia sẻ, được trao đi. Điều gì mà cả ban tổ chức và thành viên đã trao cho nhau trong suốt quá trình tham gia một hoạt động trong cộng đồng?
PHÂN TÍCH THỬ THÁCH “MẬT MÃ CỦA MỘT SEEDER"
Cũng như rất nhiều thử thách khác từ Community Growth Lab, “Mật mã của một seeder” cũng là một thử thách để lại nhiều ấn tượng và tạo ra nhiều giá trị cho những thành viên tham gia và cả những thành viên đứng ngoài quan sát. Hãy cùng phân tích những điểm sáng của thử thách này thông qua mô hình AIDAS.
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.