Dự đoán 7 xu hướng cộng đồng phát triển rộ lên trong năm 2025 - 2026 (Kèm gợi ý triển khai)
Rất có lợi và hữu dụng cho các bạn đang phát triển sự nghiệp kinh doanh trực tuyến
Các bạn đọc của CGL thân mến,
Bản tin này được phát đi vào 6/11/2024, cũng đồng nghĩa chúng ta còn cách Tết dương lịch kém hai tháng nữa thôi. Là những solopreneurs hay chủ doanh nghiệp nói chung, đây là thời điểm rất bận rộn để chuẩn bị tổng kết năm cũ và mở ra những kế hoạch cho năm mới. Vì thế, mình nghĩ bản tin dự đoán xu hướng cộng đồng trong hai năm tới sẽ rất cần thiết và đúng thời điểm với những ai sắp và kể cả đang vận hành cộng đồng phục vụ tăng trưởng tiếp thị, kinh doanh.
Từ góc nhìn của một Community Strategist, sau khi đọc qua rất nhiều báo cáo xu hướng về social trong năm 2025, đây là dự đoán của mình ngoài những nhận định đã được đề cập từ các chuyên trang thế giới (*). Khi mà mình đã tích lũy 4 năm kinh nghiệm ở vai trò QTV cộng đồng, 2 năm chuyên sâu ở góc độ tư vấn chiến lược xây dựng cộng đồng chuyên nghiệp và bền vững, cũng như bản thân đã làm việc với nhiều tệp khách hàng đa dạng từ các bạn sinh viên đến CEO doanh nghiệp.
Bên dưới là 7 xu hướng cộng đồng nổi bật mà bạn sẽ được giới thiệu lần lượt trong bản tin hôm nay.
Xu hướng 1: Sự hình thành và phát triển của cộng đồng học tập
Cộng đồng học tập sẽ là hạng mục “must have item” mà các chủ doanh nghiệp, solopreneur phải thực hiện khi tiếp thị, kinh doanh trên mạng xã hội cũng như ngày càng chú trọng về chất. Hãy lướt vào phần quyền lợi cộng thêm của 90% Landing pages xung quanh, bạn sẽ luôn thấy đề cập quyền lợi "được tham gia vào cộng đồng xyz..."
Chúng ta đang ở trong một thời đại mà nhu cầu phát triển bản thân ngày càng tăng mạnh mẽ. Vì thế, các business liên quan kinh doanh sản phẩm số, điển hình các sản phẩm là khóa học cũng tăng chóng mặt. Ngoài chất lượng giảng dạy, thương hiệu giảng viên thì những quyền lợi liên quan ưu tiên trải nghiệm KH mới là thứ gắn kết học viên, KH với bạn. Lúc bấy giờ, chúng ta và học viên cần một không gian giao tiếp chung để thực hiện "nghĩa vụ bảo hành” sau các khóa học. Đó là vai trò nổi bật của cộng đồng học tập.
Tại cộng đồng này, QTV (đại diện mentor) sẽ là người chịu trách nhiệm thiết kế, dẫn dắt toàn bộ hoạt động cộng đồng nhằm đảm bảo chất lượng học tập của thành viên (mentee).
Gợi ý:
QTV cần tạo ra những định dạng học tập mới mẻ nhằm nâng cao niềm yêu thích học tập so với cách giảng dạy truyền thống một chiều. Cụ thể, QTV sẽ thiết kế những hoạt động mang tính game hóa để khai thác tâm lý chinh phục hoàn thành của thành viên. Ngoài thử thách, game, còn có những hoạt động trải nghiệm học tập mới như cosplay nhân vật, dự án giả định, thảo luận và trình bày nhóm…
Xu hướng 2: Sự phát triển "lây lan" của các sub communities
Sự phát triển "lây lan" của các sub communities khi cộng đồng “mẹ” đạt giai đoạn bão hòa (sau tăng trưởng). Cũng như QTV bấy giờ sau khi đi sâu, sẽ đi ngang trong lĩnh vực liên quan.
Gợi ý:
Sub community có thể hiểu là cộng đồng trả phí (1) mở sau cộng đồng mẹ hoặc cộng đồng phân nhánh (2).
Ví dụ:
Sắp tới, CGL sẽ ra mắt cộng đồng trả phí để hỗ trợ chuyên biệt hơn với những thành viên đóng phí tham gia vào cộng đồng đặc biệt này.
Cộng đồng Tôi muốn viết thương mại, Cộng đồng Tôi muốn viết sách…được mở ra sau Cộng đồng On Writing Daily.
Xu hướng 3: Cộng đồng size to không còn đem lại nhiều thỏa mãn cho các QTV cộng đồng
QTV cộng đồng size to không còn thỏa mãn với chuyện traffic về số lượng thành viên nữa. Mà ngày càng về sau, họ đau đáu, sốt sắng tìm kiếm đâu mới là thứ tạo nên engagement chặt chẽ giữa thành viên với thành viên, giữa thành viên với cộng đồng.
Thực tế, con người càng cảm thấy ít an toàn, khó cởi mở hơn khi ở trong một tập thể quá đông thành viên. Phía QTV cũng sẽ khó khăn khi thu thập và phân tích insight với một lượng lớn mẫu đem về. Đây cũng là lý do xu hướng #2 ở trên ra đời (vai trò của sub communities)
Gợi ý:
Khám phá Community Toolbox để sở hữu ngay hơn 100 ý tưởng nội dung và hơn 30 hoạt động tương tác cộng đồng.
Xu hướng 4: “Tái cấu trúc” thương hiệu cá nhân của QTV cộng đồng
Thương hiệu cá nhân của QTV cũng sẽ ưu tiên tăng cường kết nối về chiều sâu hơn về lượng. Khi họ nhận thấy được sự ảnh hưởng phần chìm có trọng lượng hơn phần nổi của các chỉ số traffic.
Theo quan sát của mình, rất nhiều bạn xây kênh khá thành công nhưng gặp khó khăn khi bắt tay vào xây cộng đồng chuyên nghiệp. Nguyên nhân lớn nhất: một là họ thiếu thời gian, hai là thiếu kỹ năng thiết kế các hoạt động tương tác chất lượng trong cộng đồng.
Gợi ý:
Hãy đọc qua cuốn Từ điển cộng đồng mà CGL đã thiết kế để nắm được các khái niệm cơ bản về xây dựng cộng đồng phục vụ kinh doanh, tiếp thị trên cảm giác thuộc về.
Dành thời gian quan sát những cộng đồng nhỏ (dưới 5000 thành viên) như Dạy trẻ song ngữ, Sống dai cùng Design, Mom Village … nhằm học hỏi các hành vi, ứng xử và hoạt động của QTV trong giai đoạn này.
Chọn lọc tiếp những bài hướng dẫn khởi tạo cộng đồng từ con số 0 ngay trên bản tin CGL để thẩm thấu dần.
Tham gia các thử thách, hoạt động cộng đồng tại Community Growth Lab
Hoặc tham khảo lớp Trợ lý cộng đồng - Học cộng đồng từ vỡ lòng để được hướng dẫn bài bản, tiết kiệm thời gian mày mò và quan trọng là làm đúng ngay từ đầu.
Xu hướng 5: Vai trò và sức mạnh của cộng đồng Fandom lên ngôi
Cộng đồng Fandom tiếp tục chứng minh được sức ảnh hưởng cả về mặt thương mại dù không chủ đích. Hãy thử quan sát về lượng bán ra của các lightticks trong một đêm trình diễn. Hay sự tăng giảm các chỉ số voting trên các bảng xếp hạng cũng như thương hiệu cá nhân của các thần tượng.
Fandom sẽ rất hợp với những dạng cộng đồng sở thích. Ở không gian đó, mọi người kết nối với nhau thông qua những cuộc thảo luận sôi nổi về sở thích chung như: phim ảnh, văn học, nghệ thuật, thần tượng…
Ví dụ:
Tự len Tự len là cộng đồng Fandom rất ấn tượng từ chương trình Hai ngày một đêm mà bạn có thể tham khảo.
Xu hướng 6: Xây dựng cộng đồng là nhu cầu tất yếu kể cả những ai chưa sẵn sàng
Ngay cả những người chưa thực sự xây dựng THCN cũng sẽ bắt đầu ấp ủ kế hoạch lập cộng đồng bởi tính tất yếu của nó ngày một rõ rệt trên thị trường trực tuyến.
Như mình từng chia sẻ, cộng đồng chất lượng (tạo ra được kết nối giữa thành viên với thành viên, giữa thành viên với QTV) thì cộng đồng lúc bấy giờ sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của bạn so với các thương hiệu khác. Vì nội dung, tư duy, framework…tất cả đều dễ dàng sao chép trong tích tắc nhưng sự kết nối giữa người này với người kia trong cộng đồng thì khó mà sao chép được.
Đọc thêm bài về hướng dẫn thành lập cộng đồng tại đây.
Xu hướng 7: Vai trò chiến lược của các thử thách cộng đồng
Thử thách trở thành một tuyến "nội dung" định kỳ mà QTV nào cũng phải đưa vào kế hoạch nội dung cộng đồng, kể cả QTV đó có thạo mảng hoạt động mang tính gamification hay chưa? Vì tâm lý không muốn bị bỏ lại đằng sau cũng như phần nào minh chứng rõ rệt cho những dự đoán và cách xây dựng cộng đồng hiệu quả, truyền cảm hứng lan tỏa của CGL.
Hãy dành ra 5 phút và lướt các Facebook Group thì mình tin chắc phải đến 70-80% số cộng đồng đang tổ chức một thử thách nào đó.
Đọc thêm bài viết về thử thách cộng đồng tại đây.
Dựa vào những xu hướng trên, đây là những chương trình học tập bổ ích thuộc hệ sinh thái chuyên môn của CGL mà bạn có thể quan tâm.
Community Toolbox + Cẩm nang xây dựng cộng đồng của CGL luôn là combo mà bất kể QTV nào cũng cần sở hữu nếu ưu tiên xây dựng cộng đồng chất lượng, bền vững.
Chương trình Engagement Activities của CGL sẽ trở thành một trong những chương trình tiên phong liên quan thiết kế thử thách, meme phục vụ kinh doanh, tiếp thị chuyên nghiệp và sáng tạo.
(*) Đọc thêm các báo cáo liên quan vai trò của cộng đồng trong 2025:
https://www.linkedin.com/pulse/top-social-media-trends-2025-what-expect-cristina-hoffmann-owjzc/
https://creativeclickmedia.com/social-media-trends-for-2025/
https://blog.gainapp.com/2024-social-media-trends-and-predictions
Điểm tin đáng chú ý tuần này:
Công bố thử thách KPI Challenge - một thử thách giúp người chơi vào vai trợ lý cộng đồng, cụ thể đảm nhận đầu việc thiết kế hình ảnh cho toàn bộ nội dung cộng đồng.
Hẹn gặp lại bạn trong tuần sau với những diễn biến thú vị của KPI challenge.