Vai trò của MVP trong hệ sinh thái SPDV chuyên môn
Những phép thử miễn phí nhưng đắt giá mà các QTV không nên bỏ qua
Nối tiếp bài viết về hệ sinh thái SPDV tuần trước, tuần này mình chia sẻ với bạn cách mình đã sử dụng Sản phẩm khả dụng tối thiểu - Minimum Viable Product (MVP) trong quá trình thiết kế SPDV. Qua bài viết này, bạn sẽ nắm được:
1/ Khái niệm MVP
2/ 4 lợi ích từ MVP đối với QTV khi xây dựng hệ sinh thái SPDV trong cộng đồng
3/ Quy trình 3 bước tinh gọn tạo nên 1 MVP
Thông thường, phải đến 90% các QTV mình gặp gỡ, tiếp xúc trong quá trình tư vấn chiến lược cộng đồng đều gặp phải những lỗi này, liên quan đến bán SPDV trong cộng đồng:
Đưa ra một lời hứa rất lớn với thành viên, dẫn đến SPDV ra mắt gặp tình trạng chung chung, ôm đồm muốn giải quyết nhiều thứ trong một bối cảnh.
Không/chưa xác định rõ nhu cầu thành viên nên vô cùng lúng túng và tự vấn 1001 câu hỏi rằng đâu là điều thành viên đang cần.
Bỏ qua rất nhiều cơ hội lẫn phản ứng thị trường về SPDV
Áp lực sản xuất một SPDV hoàn thiện ngay từ đầu...
Một MVP tốt sẽ khắc phục ngược lại những lỗ hổng mình vừa kể trên.
Vậy MVP là gì?
Phần 1: Định nghĩa MVP (Minimum Viable Product) - Sản phẩm tối thiểu khả thi
Eric Ries đã đưa ra một định nghĩa cơ bản về MVP trong cuốn Khởi nghiệp tinh gọn:
“Sản phẩm khả thi tối thiểu là phiên bản đầu tiên của sản phẩm mới cho phép thu thập lượng thông tin, đánh giá, phản hồi đã được xác thực từ khách hàng mà ít tốn công sức nhất”.
Ví dụ:
Nếu xem thử thách là một công cụ truyền thông trong một chiến dịch, bạn sẽ thường nghe nói cho ăn thử những mẫu bánh nhỏ.
Thử thách “Friday not black” là 1 MVP để CGL cho ra mắt Khóa Community Monetize
Module Nội dung trong khóa trợ lý cộng đồng là MVP mà sản phẩm chính là lớp Community Content
Từ điển cộng đồng cũng là một sản phẩm miễn phí làm tiền đề để sản xuất những tài liệu trả phí tiếp theo, ví dụ: Cẩm nang cộng đồng.
Ai cần sử dụng MVP?
Tất cả những ai đang kinh doanh SPDV đều cần MVP.
Sau khi đã nắm được khái niệm cũng như vai trò của MVP, chúng ta sẽ đi vào
Phần 2: 4 lợi ích nổi trội của MVP trong cộng đồng
Lợi ích 1:
Hạn chế, lược bỏ rất nhiều phỏng đoán một chiều về sản phẩm từ phía sản xuất.
Hãy xem lại công dụng chiếc đề đệm ngày 6 sau ngày 5 trong thử thách Friday not black.
Đăng thử bài quảng cáo SPDV nhằm lấy phản hồi và tiếp tục chỉnh sửa nốt trước khi tung SPDV chính thức.
Từ đây, MVP cung cấp cho người tạo sản phẩm một bức tranh toàn diện, khách quan khi phát triển sản phẩm.
Ví dụ:
Mình đã test dự đoán của mình về mức độ quan tâm chuyện sản xuất nội dung cộng đồng thông qua tương tác và phản ứng của học viên lớp Trợ lý cộng đồng.
Lợi ích 2: Rút ngắn thời gian ra mắt SPDV
Điều này được thể hiện rất rõ trong các thử thách liên quan ra mắt SPDV. Thêm nữa, nhờ vào cộng hưởng cộng đồng và đang nằm trong khuôn khổ cuộc chơi, tất cả đều theo đúng lịch trình.
Bên cạnh đó, thu thập ý kiến đóng góp của độc giả sẽ giúp bạn giải quyết được thách thức trong thế giới thực. Từ đó, giảm đi số lượng/việc làm lại sản phẩm và đẩy nhanh tốc độ phát hành.
Trong Friday not black: Mini ebook, workbook, chương trình tư vấn, ... đã được tạo và đóng gói, ra mắt trong 10 ngày.
Hoặc thời gian mình đóng gói sản xuất Community Toolbox cũng được thực hiện ráo riết và mở bán sau 1 tuần. (Và Form Member fit score là một chiến lược độc đáo để mình thu thập song song phản hồi từ người dùng về các vấn đề xây cộng đồng).
Lợi ích 3: Tiết kiệm chi phí sản xuất
MVP thường tập trung vào chức năng cốt lõi thay vì toàn bộ tính năng đầy đủ của một sản phẩm. Từ việc thu thập những phản hồi lần đầu, các nhà sản xuất sẽ có những thông số đánh giá tính khả thi của những tính năng còn lại thuộc về SP.
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Community Growth Lab to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.