2 Comments

Trước khi đọc bài này thì mình dính cả 4 ngộ nhận đầu. May thay không bị dính ý thứ 5. Bài viết thay đổi góc nhìn của mình khá nhiều. Cám ơn CGL vì những kiến thức này.

Expand full comment

Sau khi đọc xong bài này, có 2 điều nổi bật nhất mình thu lượm được:

(1) Cộng đồng không phải của riêng ai.

Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Với mình, trước kia, mình cứ nghĩ cộng đồng là 1 group Facebook. Mà đã là group, thì sẽ do 1 người/1 nhóm người quản lý, nắm quyền. Nhưng mình đã thay đổi hoàn toàn mindset kể từ khi tiếp cận với môi trường ở CGL.

Cộng đồng, lúc này, không còn là của “riêng” của QTV hay bất kỳ tổ chức nào. Đã gọi là cộng đồng, thì nhất định, nó phải tạo ra được cảm giác thuộc về. Đó là khi, các thành viên và ban quản trị, đều hướng tới 1 mục tiêu chung, cùng nhau hướng tới 1 hệ giá trị chung, tích cực và văn minh.

-> Kế hoạch dự kiến mình sẽ thực hiện: Xác định sứ mệnh.

(2) Cộng đồng có chiến lược kinh doanh và tiếp thị rõ ràng

Ở trong bài viết, c Linh cũng có đề cập: Khi đặt cộng đồng vào chiến lược kinh doanh, việc xây dựng cộng đồng cũng giống như xây dựng một lộ trình cho những người khách hàng tiềm năng đi từ điểm A tới điểm B, đi từ những ngày mưa gió tới những ngày nắng ấm. 

-> Kế hoạch dự kiến mình sẽ thực hiện: Tập trung thiết kế trải nghiệm cho từng chặng trong hành hình phát triển của thành viên (Member Journey) mà mình đã đề cập để bài giải số 1. Trải nghiệm đó sẽ liên quan đến 3 yếu tố quan trọng (ít nhất là đối với cộng đồng của mình).

- Thứ nhất: Chiến lược nội dung & thương hiệu

- Thứ hai: Chiến lược engagement

- Thứ ba: Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ

Cụ thể, mình sẽ phác thảo kế hoạch triển khai nội dung, các hoạt động engagement có thể triển khai (theo định kỳ từng ngày, tuần, tháng, quý, năm).

Song song với đó, mình cũng sẽ lên plan luôn cho hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ, đi từ cơ bản tới nâng cao.

Mình tin, khi kết hợp 3 chiến lược này 1 cách có chủ đích, phù hợp và khéo léo, chắc chắn, cộng đồng sẽ tăng trưởng bền vững.

Expand full comment